​​

Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông
Gian hàng rau củ Việt Nam tại Tuần lễ Amazing ASEAN 2023 ở siêu thị Lulu, tháng 9/2023. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm Việt Nam tại thị trường Saudi Arabia? Đâu sẽ là những sản phẩm chủ lực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới?

Thời gian gần đây, khu vực Trung Đông nói chung và Saudi Arabia nói riêng đang được Việt Nam chú trọng và thúc đẩy xuất khẩu, với dân số và người lao động nhập cư trên 34 triệu người nên tiềm năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường còn dư địa lớn.

Với khí hậu sa mạc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, không có nguyên liệu để sản xuất đa số các mặt hàng tiêu dùng, Saudi Arabia phải nhập khẩu trên 95% hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới, với góc độ nhìn nhận và đánh giá thị trường, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, quả tươi…), thủy hải sản, thực phẩm (cá hộp, gia vị, nước xốt…)đồ nội thất, trang trí, vật liệu xây dựng (gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, đá marbles..), hàng may mặc, giầy dép, than củi, trầm hương, tinh dầu trầm.

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Saudi Arabia đang đứng trước nhiều cơ hội lớnHợp tác kinh tế Việt Nam-Saudi Arabia đang đứng trước nhiều cơ hội lớn

Gần đây, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo thương mại. Để tránh rủi ro trong thương mại, ông có khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nhận biết và tránh các nguy cơ như vậy tại thị trường Trung Đông nói chung, cũng như thị trường Saudi Arabia nói riêng?

Trước tình hình gia tăng các vụ lừa đảo và gian lận thương mại tại khu vực Trung Đông và Saudi Arabia, khi giao dịch các doanh nghiệp cần xác minh kỹ đối tác qua kênh Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam và chú ý một số các hành vi sau đây mà các đối tượng lừa đảo, các môi giới hay áp dụng để tránh những rủi ro không đáng có.

Thứ nhất, chấp nhận ký hợp đồng ngay khi doanh nghiệp chào hàng mà không đàm phán về giá, yêu cầu doanh nghiệp đóng hàng và gửi hàng nhanh chóng với lý do cần thiết phục vụ cho dự án lớn của cơ quan, tổ chức…

Thứ hai, đưa ra các đơn hàng lớn, có giá trị hàng triệu USD, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải trả trước phí phát hành hợp đồng, phí luật sư, phí môi giới…

Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông
Ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia. (Ảnh: NVCC)

Thứ ba, mạo danh đại diện các tổ chức đứng ra đặt hàng với số lượng lớn rồi chiếm đoạt hàng. Tại khu vực Trung Đông, các tổ chức chính trị xã hội không có chức năng thương mại nên không thể đứng ra nhập khẩu, các doanh nghiệp không giao dịch với những người tự xưng là đại diện của một tổ chức nào đó, đây là những hành vi mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng để chiếm đoạt tiền, hàng hóa của doanh nghiệp.

Để tránh những rủi ro Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về giao dịch thương mại quốc tế: Ký hợp đồng thanh toán theo hình thức thư tín dụng (LC) không hủy ngang, có đặt cọc để đảm bảo; Không giao dịch với đối tác, môi giới mà yêu cầu công ty chuyển trước phí môi giới, phí luật sư, phí chấp thuận hợp đồng...

Không gửi trực tiếp các loại chứng từ, vận đơn liên quan đến lô hàng cho đối tác, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Do hợp đồng mua - bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, như: xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu,…để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

Trưng bày hàng mẫu tại  Phòng Thương mại và Công nghiệp Jordan tháng 8/2023
Trưng bày hàng mẫu tại Phòng Thương mại và công nghiệp Jordan tháng 8/2023. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Nhìn rộng ra, theo ông các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh doanh với phía Saudi Arabia cần chú ý tới những điều gì để đạt được kết quả tốt nhất?

Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông

VÂN CHI
 
Trước tình trạng lừa đảo thương mại gia tăng và bắt đầu xuất hiện tại thị trường Trung Đông, ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia đã chia sẻ với TG&VN một số lưu ý giúp "gỡ khó" cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này.
Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông
Gian hàng rau củ Việt Nam tại Tuần lễ Amazing ASEAN 2023 ở siêu thị Lulu, tháng 9/2023. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm Việt Nam tại thị trường Saudi Arabia? Đâu sẽ là những sản phẩm chủ lực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới?

Thời gian gần đây, khu vực Trung Đông nói chung và Saudi Arabia nói riêng đang được Việt Nam chú trọng và thúc đẩy xuất khẩu, với dân số và người lao động nhập cư trên 34 triệu người nên tiềm năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường còn dư địa lớn.

Với khí hậu sa mạc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, không có nguyên liệu để sản xuất đa số các mặt hàng tiêu dùng, Saudi Arabia phải nhập khẩu trên 95% hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới, với góc độ nhìn nhận và đánh giá thị trường, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, quả tươi…), thủy hải sản, thực phẩm (cá hộp, gia vị, nước xốt…)đồ nội thất, trang trí, vật liệu xây dựng (gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, đá marbles..), hàng may mặc, giầy dép, than củi, trầm hương, tinh dầu trầm.

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Saudi Arabia đang đứng trước nhiều cơ hội lớnHợp tác kinh tế Việt Nam-Saudi Arabia đang đứng trước nhiều cơ hội lớn

Gần đây, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo thương mại. Để tránh rủi ro trong thương mại, ông có khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nhận biết và tránh các nguy cơ như vậy tại thị trường Trung Đông nói chung, cũng như thị trường Saudi Arabia nói riêng?

Trước tình hình gia tăng các vụ lừa đảo và gian lận thương mại tại khu vực Trung Đông và Saudi Arabia, khi giao dịch các doanh nghiệp cần xác minh kỹ đối tác qua kênh Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam và chú ý một số các hành vi sau đây mà các đối tượng lừa đảo, các môi giới hay áp dụng để tránh những rủi ro không đáng có.

Thứ nhất, chấp nhận ký hợp đồng ngay khi doanh nghiệp chào hàng mà không đàm phán về giá, yêu cầu doanh nghiệp đóng hàng và gửi hàng nhanh chóng với lý do cần thiết phục vụ cho dự án lớn của cơ quan, tổ chức…

Thứ hai, đưa ra các đơn hàng lớn, có giá trị hàng triệu USD, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải trả trước phí phát hành hợp đồng, phí luật sư, phí môi giới…

Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông
Ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia. (Ảnh: NVCC)

Thứ ba, mạo danh đại diện các tổ chức đứng ra đặt hàng với số lượng lớn rồi chiếm đoạt hàng. Tại khu vực Trung Đông, các tổ chức chính trị xã hội không có chức năng thương mại nên không thể đứng ra nhập khẩu, các doanh nghiệp không giao dịch với những người tự xưng là đại diện của một tổ chức nào đó, đây là những hành vi mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng để chiếm đoạt tiền, hàng hóa của doanh nghiệp.

Để tránh những rủi ro Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về giao dịch thương mại quốc tế: Ký hợp đồng thanh toán theo hình thức thư tín dụng (LC) không hủy ngang, có đặt cọc để đảm bảo; Không giao dịch với đối tác, môi giới mà yêu cầu công ty chuyển trước phí môi giới, phí luật sư, phí chấp thuận hợp đồng...

Không gửi trực tiếp các loại chứng từ, vận đơn liên quan đến lô hàng cho đối tác, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Do hợp đồng mua - bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, như: xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu,…để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

Trưng bày hàng mẫu tại  Phòng Thương mại và Công nghiệp Jordan tháng 8/2023
Trưng bày hàng mẫu tại Phòng Thương mại và công nghiệp Jordan tháng 8/2023. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Nhìn rộng ra, theo ông các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh doanh với phía Saudi Arabia cần chú ý tới những điều gì để đạt được kết quả tốt nhất?

Theo tôi, để đạt được kết quả tốt nhất tại thị trường Saudi Arabia doanh nghiệp cần đến thăm đối tác, khảo sát nghiên cứu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, văn hóa kinh doanh, đánh giá năng lực, độ uy tín của khách hàng… từ đó đưa ra các chiến lượng kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, cần phân tích thị trường sâu hơn để đưa ra những cải thiện phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp, đáp ứng xu hướng, nhu cầu sở tại.

Chúng ta biết rằng thị trường luôn thay đổi không ngừng. Các đối thủ sẽ tận dụng chuyển đổi số doanh nghiệp, cũng như đổi mới không ngừng để thoả mãn nhu cầu và hành vi của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp buộc phải thay đổi để cạnh tranh (thay đổi mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi theo xu thế xanh, sạch, bổ dưỡng, an toàn tiết tiệm năng lượng...).​

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, nhà quản lý cũng cần sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp mình tại thị trường này, nếu không sẽ bị đào thải.

Thời gian tới, phía thương vụ sẽ có những biện pháp gì để hỗ trợ tốt hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam?

Thương vụ sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận hàng mẫu để trưng bày tại Đại sứ quán và quảng bá tại các sự kiện ngoại giao kinh tế, đồng thời cung cấp thông tin doanh nghiệp tới các phòng thương mại địa phương để kết nối với khách hàng; tham gia các hội trợ triển lãm để quảng bá hàng hóa giúp doanh nghiệp, cụ thể từ 17 – 20/9/2023 Thương vụ sẽ trực tiếp tham gia Hội chợ thực phẩm - Foodex Saudi lớn nhất tại Riyadh.

Song song với địa bàn trực tiếp, Thương vụ sẽ tổ chức các sự kiện trưng bày, quảng bá hàng mẫu của doanh nghiệp ta tại các địa bàn kiêm nhiệm như Bahrain, Jordan, Oman.

Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia 'gỡ khó' cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Đông
Trưng bày hàng mẫu, kết nối B2B tại tỉnh Al Kharj tháng 8/2023. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Saudi Arabia)

Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia đã phối hợp chặt chẽ với các Phòng thương mại địa phương, các chuỗi siêu thị lớn như: Lulu, Carrefour, Al Othaim, kết nối thường xuyên với các nhà nhập khẩu sở tại... nhằm hỗ trợ quảng bá tìm đầu ra cho các sản phẩm giúp doanh nghiệp.

Tính đến tháng 7/2023 kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Saudi Arabia đạt 608,3 triệu USD tăng 60,1% so với cùng kỳ năm 2022, đây cũng là chỉ số kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất từ trước đến nay góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.

Trân trọng cảm ơn ông!​




  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​